越南文,多是中文衍生漢越字,越南人讀難,中國人讀易,台灣人讀更EASY。 【實用會話】練說聽力,學基本詞,是越南話基功,不多生字,多聽多讀便是! 上課時錄老師讀音,回家後慢速細聽Line或部落格原音,對照講義。閱聽同時。


2、【越南文新聞                     講師:郭金燃
標題僑匯在越南經濟扮演之角色
【新聞稿發音請按上圖mp4。上課聽原音時,講師會調慢音速,讓您易於學習。若您在家用電腦自修,可直接在講師的部落格上,以mp4全螢幕開啟,並調慢音速細聽,同時對照講義。
 
以下是該則新聞報導全文  
Vai trò của kiều hối với nền kinh tế Việt Nam
Trong hơn 20 năm qua lượng kiều hối về Việt Nam đã tăng xấp xỉ 80 lần và đóng góp khoảng 8% GDP cả nước, kiều hối về Việt Nam tăng đều qua các năm góp phần bù đắp vào thâm hụt cán cân thương mại, xóa đói giảm nghèo nâng cao mức sống của một bộ phận người dân nhận kiều hối. 

 Để hiểu rõ hơn về vai trò của kiều hối với nền kinh tế và cơ cấu sử dụng kiều hối tại Việt Nam trong những năm qua, xin mời quý vị cùng theo dõi cuộc trò chuyện ngắn ngay sau đây của phóng viên FBNC với Thạc sĩ Võ Thị Ngọc Trinh, giảng viên Trường Đại học Mở TPHCM.

Phóng viên hỏi :“Cảm ơn cô đã nhận lời phỏng vấn của FBNC. Thưa cô, trong những năm qua lượng kiều hối đưa về Việt Nam liên tục tăng và đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế. Vậy thì cụ thể vai trò của kiều hối đối với nền kinh tế nói chung và đối với đời sống của những người dân nhận kiều hối là như thế nào,thưa cô ?”

Cô Trinh đáp :“Nói về vai trò của kiều hối đối với nền kinh tế và với đời sống của người dân, thì nó có tác động vừa tích cực và vừa tiêu cực. Đề cập đến mặt tích cực thì ở đây có 4 tác động, thứ nhất là kiều hối là cái nguồn thu ngoại tệ ổn định của quốc gia, và nó là cái nguồn tiền không phải hoàn lại, và vì vậy thì nó góp phần giúp cho cân đối cán cân thanh toán và nó ổn định tỷ giá. Đó là tác động thứ nhất về mặt vĩ mô.

Tác động thứ hai về mặt vĩ mô là nó góp phần làm tăng cái nguồn vốn vật chất nhằm tăng đầu tư cho nền kinh tế, mà khi đầu tư tăng thì rõ ràng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Một cái tác động khác. Một cái vai trò khác của kiều hối là nó góp phần làm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính, bởi vì nó làm tăng nguồn cung ứng vốn cho hệ thống tài chính của quốc gia.

Còn về mặt vi mô, cũng là nó tác động đến đời sống của người dân, thì kiều hối rõ ràng góp phần làm tăng thu nhập của những hộ gia đình, và khi có thu nhập tăng thì rõ  ràng chất lượng cuộc sống của họ tăng hơn. Tức là từ vi mô nó chuyển sang tác động tích cực đến đến vĩ mô.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có tác động tiêu cực. Tác động tiêu cực ở đây thể hiện ở hai mặt, thứ nhất  là nó làm tăng cái ảnh hưởng của căn bệnh gọi là căn bệnh Hà Lan. Tức là khi cái luồng tiền mà kiều hối đổ về, quốc gia mà tiếp nhận nhiều quá thì nó sẽ làm giảm sự cạnh tranh của thương mại, bởi vì nó làm cho cái đồng tiền nội tệ của quốc gia mà tiếp nhận sẽ được đánh giá cao hơn mức giá thực của nó, cho nên nó làm giảm tăng trưởng. Đó là mặt tiêu cực.

Thứ hai là vấn đề đạo đức. Tức là khi người dân họ có nhiều thu nhập hơn mà họ không phải lao động, tự nhiên họ mất đi cái động cơ lao động. Như vậy thì làm cho nguồn cung lao động giảm đi, họ thích nghỉ ngơi nhiều hơn và lao động giảm thì vậy giảm tăng trưởng.”

Phóng viên hỏi :“Theo quan điểm của cô, một người có nhiều năm quan sát thị trường kiều hối cũng như là thị trường kinh tế của Việt Nam, vậy thì cơ cấu sử dụng kiều hối của Việt Nam trong những năm qua có sự thay đổi như thế nào, thưa cô ?”

Cô Trinh trả lời :“Thông thường kiều hối mình nhận được sẽ được sử dụng vào 3 mục đích chính. Thứ nhất là được sử dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, thứ hai là được đầu tư vào bất động sản và một phần còn lại  dành cho tiêu dùng.

Và trong cái giai đoạn từ năm 2010 cho đến nay nếu mình xét trong cái giai đoạn dài như vậy thì rõ rãng cái cơ cấu kiều hối có sự thay đổi rất lớn. Ví dụ từ năm 2010 đến năm 2013 thì cái kiều hối được sử dụng cho sản xuất kinh doanh chiếm vào khoảng 27% đến 30%. Đến năm 2014 thì nó chỉ còn 16%, nhưng đến 2015 thì nó lại nhảy vọt lên đến 70%, và nó tăng tiếp tục ở năm 2016 là 72%. Như vậy thì chúng ta thấy trong hai năm gần đây thì rõ ràng cơ cấu đó không thay đổi bao nhiêu, nhưng xét trong giai đoạn dài từ năm 2010 đến nay thì cơ cấu đó thay đổi rất là nhiều.”

Phóng viên hỏi :“ Thưa cô, như vậy theo thống kê thì phần lớn lượng kiều hối đổ về Việt Nam thì được đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay là lĩnh vực bất động sản? Vậy thì cô có thể lý giải rằng tại sao kiều hối thì lại được đổ mạnh vào trong lĩnh vực đầu tư ?”

Cô Trinh nói tiếp :“ Trong những thời gian gần đây thì môi trường đầu tư của mình được cải thiện nhiều, tình hình kinh tế thì cũng khả quan hơn. Mà môi trường đầu tư tốt  và tình hình kinh tế tốt thì rõ ràng kiều hối mới đổ vào cái lĩnh vực đầu tư. Nếu ngược lại, môi trường đầu tư không tốt không được cải thiện, tăng trưởng kinh tế không được thuận lợi như mọi người mong muốn, tức là cái kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế không có thì rõ rãng lượng kiều hối sẽ chỉ giảm cho tiêu chuẩn.

Dòng kiều hối đổ vào bất động sản thì có một số lý do. Thứ nhất  thì rõ rãng trong vài năm gần đây thị trường bất động sản có dấu hiệu khởi sắc, sự phụ hồi của thị trường bất động sản làm cho việc những nhà đầu tư kiều bào ở nước ngoài nhận thấy được rằng họ có cơ hội, vì vậy họ đổ vốn đổ tiền vào trong lĩnh vực này, đó là lý do thứ nhất.

Thêm nữa, lý do thứ hai, tôi nghĩ rằng một phần là nhờ chính sách của nhà nước, đặc biệt là về quyền sở hữu nhà ở dành cho kiều bào. Những người ở nước ngoài theo luật nhà ở năm 2014 thì những kiều bào ở nước ngoài họ có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, và nhờ đó những kiều bào này chuyển tiền chuyển vốn để đầu tư vào trong lnh vực bất động sản. ”

Phóng viên hỏi :“Ở phần đầu thì chúng ta đã đề cập nhiều đến vai trò của kiều hối đối với  nền kinh tế. Vậy thì để chốt lại vấn đề, xin nhờ cô lý giải vì sao kiều hối đang ngày càng thể hiện cái tầm ảnh hưởng của mình đối với nền kinh tế trong cả thời gian qua và cũng xin dự báo trong tương lai sắp tới.”

Cô Trinh tiếp tục :“Chúng ta thấy số liệu về cái lượng kiều hối mà chúng ta nhận được trong vòng 20 năm qua cho thấy rằng nó tăng gấp 80 lần tính từ năm 1993 đến năm 2013. Năm 1993 lượng kiều hối chúng ta nhận được là 0,14 tỷ, đến năm 2013 thì là 11 tỷ, và đến năm 2015 chúng ta nhận được  là 12,25 tỷ đô. Với lượng kiều hối tăng như vậy và xếp hạng các nước mà nhận được kiều hối trên thế giới thì Việt Nam thuộc tốp 10 quốc gia nhận được kiều hối nhiều nhất thế giới, và đứng thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á.

Và kết hợp với cái vai trò của kiều hối, tầm quan trọng của kiều hối tác động ảnh hưởng mạnh đến kinh tế thì chúng ta thấy rằng kiều hối chúng ta nhận được vừa tăng và kiều hối lại đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Như vậy nếu chúng ta giả sử có sự sụt giảm trong việc tiếp nhận kiều hối thì rõ ràng sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế.

 Và thứ hai nữa chúng ta nhìn lại cơ cấu mục đích sử dụng kiều hối thì chúng ta thấy cũng có sự thay đổi rất lớn từ trong những năm trước đây thì cái kiều hối mà được sử dụng vào đầu tư sản xuất kinh doanh thì  tỷ lệ đó nhỏ, và đến hai năm gần đây (2015 đến 2016) thì chúng ta thấy tỷ trọng tăng lên rất là nhiều và chủ yếu tập trung vào đầu tư sản xuất kinh doanh . Mà chúng ta biết rằng đầu tư sản xuất kinh doanh, đó chính là cái nguồn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Vì vậy chúng ta thấy rằng đối với Việt Nam thì kiều hối hiện nay là tầm ảnh hưởng của nó ngày càng tăng.”

Phóng viên xin chào :“Xin cảm ơn cô về cuộc trao đổi ngày hôm nay.”